“Phụ nữ mang thai không nên nuôi mèo”, tin đồn này liệu có đúng?

Có rất nhiều tin đồn liên quan đến việc phụ nữ mang thai thì không nên gần gũi, chăm sóc thú cưng, đặc biệt là mèo. Vậy thì tin này bắt nguồn từ đâu và tính xác thực là như thế nào, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.

Mình sẽ viết một bài thật tâm huyết, thật dài, thật nghiêm túc về cái tin đồn đã được nghe lâu lắm lắm lắm rồi. Đó là hễ là phụ nữ & nhất là phụ nữ đang ở độ tuổi có thai hoặc đã và đang có ý định có em bé thì sẽ không nên nuôi mèo vì sẽ bị nhiễm ký sinh trùng làm cho em bé bị dị tật, động kinh.

Hoặc có ai ác mồm ác miệng còn đi đồn rằng nuôi mèo có khả năng gây vô sinh cho phụ nữ. Hoặc thậm chí làm em bé chết cả trong bụng mẹ cơ. Chung quy cũng tại vì một con ký sinh trùng, tên cúng cơm là Toxoplasma Gondii mà thôi. Con này quen lắm nhà mình ạ, nó có ở mọi nơi, mọi chỗ. Ngặt nghèo một cái là vật chủ chính của nó lại là lũ mèo nhà ta.

"Phụ nữ mang thai không nên nuôi mèo", tin đồn này liệu có đúng?

Thế là tiếng xấu đồn xa, cứ hễ con gái đến tuổi lấy chồng hoặc sắp lên xe hoa, các bà mẹ lại cuống cuồng đem cho cả đàn mèo.

Đem cho thì còn đỡ nhé, có một chị khách bên mình tâm sự chuyện mẹ vợ mẹ chồng hè nhau đi bắt cả đàn mèo đem bỏ ngoài công viên để “bảo vệ sức khỏe đứa cháu trong bụng” cơ.

Bảo vệ đâu không thấy, chỉ thấy mẹ bầu thì stress vì mất đi các boss, suốt ngày u uất. Làm cho anh chồng mỗi ngày nhìn mặt vợ cũng sầu não theo, thế là vợ chồng lục đục. Khi đó các bà mẹ lại đổ lỗi cho đàn mèo đã mang ký sinh trùng lên tới não(?!) làm cho con gái mình phụng thể bất an.

Tội lỗi hơn nữa là đàn mèo tội nghiệp bị bỏ rơi có nguy cơ vào quán nhậu để phục vụ cho các thể loại thích ăn thịt “tiểu hổ”! Đó chỉ là một câu chuyện trong vô số trường hợp mà khách hàng, hoặc cả những bạn yêu mèo tâm sự với mình ở page này mà thôi.

Viết về con ký sinh trùng này thì dài lắm, bảo đảm các bạn sẽ lười đọc. Thế nên mình viết thật ngắn gọn: Nó là gì? Làm sao bị nhiễm? Loại trừ như thế nào ?

1. Nó là Ký sinh trùng, tên Toxoplasma Gondii. Có ở khắp mọi nơi từ chim trời, cá nước, thịt sống, kể cả trên rau củ, dao, thớt,… Vật chủ chính yếu là mèo hoang, mèo sống ngoài trời, hay ăn chim, chuột,… Thế nên nếu là mèo nuôi trong nhà, tẩy giun định kỳ bằng thuốc tốt sẽ không thể nhiễm được. Kể cả nếu mèo bạn quên tẩy giun, hoặc tẩy giun qua loa, thuốc không tốt thì bạn chỉ có thể bị nhiễm khi chạm vào phân mèo & sau đó đưa tay trực tiếp vào…miệng.

2. Làm sao bị nhiễm: khi bạn ăn thịt heo bò gà sống, rau củ không rửa sạch, chạm vào nơi bẩn hoặc phân mèo, phân chuột, phân chim mà không rửa tay, sau đó lại chạm vào…miệng.

3. Loại trừ nó ra khỏi cuộc đời bạn bằng cách: Tạo dựng một nơi ở sạch đẹp, thoáng mát, không cho mèo ra khỏi nhà để bắt chuột, bắt chim, hoặc chơi ở bãi rác… Quan trọng nhất là phải mua thuốc xổ giun tốt cho bé (định kỳ 1 tháng/ lần với mèo dưới 1 tuổi & 6 tháng/ lần với mèo trưởng thành).

"Phụ nữ mang thai không nên nuôi mèo", tin đồn này liệu có đúng?

Đừng tin những lời đồn thất thiệt. Hãy quan tâm và yêu thương bé mèo của bạn đúng cách. Hãy dạy cho thế hệ tương lai của bạn biết yêu thương động vật và sống tình cảm hơn để thế giới bớt đi hận thù các bạn nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *