Tổng hợp bí kíp chăm sóc da và lông cho chó mèo

Bệnh Nấm da là một trong những bệnh phổ biến thường thấy ở chó mèo. Bệnh sẽ gây nhiễm trùng bề mặt của tầng lớp sừng, sợi lông hoặc móng vuốt.

  1. Nguyên nhân gây nấm da ở mèo?

Có nhiều nguyên nhân khiến mèo bị nấm da lông. Khí hậu nóng ẩm là một trong những điều kiện lý tưởng để nấm phát triển. Vậy nên nếu sen để mèo cưng sống trong môi trường ẩm ướt, ít được tắm nắng thì mèo sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh. Hoặc sau khi tắm xong bạn không sấy khô lông cho mèo sẽ tạo ra môi trường ẩm ướt để vi khuẩn triển.

Những loài ký sinh trùng gây ra bệnh này bao gồm:

▪️ Malassezia pachydermatis.
▪️ Cutaneous sporotrichosis.
▪️ Disseminated sporotrichosis.
▪️ Rhinosporidiosis.
▪️ Phaeohyphomycosis.
▪️ Mycetomas.
▪️ Cryptococcosis.
▪️ Cutaneous sporotrichosis.
▪️ Candidiasis.

2. Dấu hiệu nhận biết nấm da ở mèo?

Tổng hợp bí kíp chăm sóc da và lông cho chó mèo
Nguyên nhân gây nấm ở mèo

Đầu tiên bạn sẽ nhận thấy những mảng lông rụng nhỏ và khi tìm đúng sẽ thấy được vết nấm trên da, chỗ lông bị rụng. Nếu tình trạng nặng hơn thì vùng da bị nấm còn còn ban đỏ hoặc da sẫm màu do tăng sắc tố da.

3. Mèo bị nấm nên kiêng ăn gì?

  • Trong quá trình điều trị nấm cho mèo các bạn kiêng cho mèo ăn các thực phẩm như: cá, thịt gà, trứng, mực, tôm, thức ăn giàu đạm, bơ, nấm hương, măng… hoặc các loại thức ăn giàu đạm và protein.
    Kiêng cho mèo ăn các thức hạt thường ngày nếu thành phần trong những loại thức ăn này có chứa thịt gà, tôm, cua, cá biển,… khiến mèo bị ngứa.
Tổng hợp bí kíp chăm sóc da và lông cho chó mèo
Mèo nấm da nên kiêng ăn gì

>>> Tham khảo ngay Pate cá nước ngọt The pet – Sản phẩm dành riêng cho mèo nấm da https://thepet.vn/san-pham/pate-hon-hop-ca-nuoc-ngot-mixed-fresh-water-fish/

  • Được làm từ cá basa đánh bắt ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long tươi nguyên chất ninh nhừ trong nhiều giờ để giữ trọn hương vị thơm ngon.
  • Nguyên liệu tươi ngon, không dùng phế phẩm, chất độn, phụ gia, hạn chế tối đa những chứng bệnh nguy hiểm ở mèo như gan, sỏi thận, viêm ruột,…
  • Công thức được nghiên cứu dành riêng cho mèo bị nấm, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, kích thích vị giác cho mèo trong quá trình điều trị, không chứa thịt gà, tôm hay cá biển – Những thành phần không tốt cho quá trình điều trị nấm của mèo

4. Nguyên nhân gây rụng lông ở chó

Da chó mỏng hơn và nhạy cảm hơn so với da người. Chúng dễ bị tác động bởi những nguyên nhân bên trong cơ thể và từ ngoài môi trường gây nên các bệnh về da.

Tổng hợp bí kíp chăm sóc da và lông cho chó mèo
Nguyên nhân gây rụng lông ở chó

Các bệnh về da của chó tuy không gây tử vong cao nhưng là những bệnh phức tạp dễ lây nhiễm, khó điều trị.

  • Do chế chăm sóc và dinh dưỡng

Cụ thể như không vệ sinh da, lông cho chó, không vệ sinh môi trường nơi chó ở là yếu tố mở đường để nấm, ký sinh trùng và vi khuẩn phát triển.
Chải lông cho chó bằng dụng cụ không thích hợp gây trầy xước da. Hoặc do sử dụng sữa tắm cho chó không phù hợp gây kích ứng da. Ở những vùng ôn đới, nếu tắm thường xuyên sẽ làm da mất độ ẩm, dẫn đến khô da và lông xơ xác.
Mặt khác, ở những vùng nhiệt đới, nhiệt độ và ẩm độ cao. Nếu chó không được tắm định kỳ theo thời gian khuyến cáo và sấy lông đúng cách sẽ làm cho ẩm độ da quá cao, da dễ bị nấm cũng như các loại ký sinh trùng và vi khuẩn tấn công.
Dinh dưỡng cho chó vô cùng quan trọng. Ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của chó cưng, trong đó bao gồm cả da và lông. Khẩu phần ăn thiếu protein, vitamin A, Vitamin E, Acid béo,… sẽ làm cho da lông xơ xác, dễ gãy.

  • Do khí hậu và yếu tố ngoại cảnh khác

Ở Việt Nam, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm là một bất lợi cho người nuôi chó. Vì đây là điều kiện thích hợp để các tác nhân khác dễ dàng xâm nhập tác động đến chó. Nhiệt độ và ẩm độ cao thường khiến các tuyến bã nhờn nằm dưới da tăng hoạt động.

Làm cho bộ lông chó trở nên ẩm ướt, bết dính lại với nhau đồng thời dính luôn cả những bụi bẩn, nấm mốc, kí sinh trùng và vi khuẩn. Chính vì vậy, một số giống chó nhập khẩu về Việt Nam cần có chế độ chăm sóc lông chó đặc biệt.

  • Do rối loạn bên trong cơ thể và các yếu tố di truyền

Sự rối loạn chức năng vỏ tuyến thượng thận, sự thiểu năng tuyến giáp làm mất cân bằng hormone, hội chứng Cushing làm chậm hoặc ngăn sự phát triển của lông.
Chó thường thay lông theo mùa. Mỗi năm 1 – 2 lần. Lông rụng quá nhiều, hoặc có chỗ hói trên da là dấu hiệu cảnh báo một loạt các vấn đề của chó mèo.
Có nhiều nguyên nhân khiến chó bị rụng lông. Có thể do vấn đề sinh lí và các khối u, stress hoặc căng thẳng. Hãy hỏi ý kiến chuyên gia khi chó mèo có nhiều dấu hiệu bất thường.

  • Do nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn

Các giống nấm như Aspergillus, Candida, Microsporum, Trichophyton, Epidermophyton… là nguyên nhân quan trọng làm cho bộ lông trở nên xơ xác, dễ rụng, dễ gãy.
Cùng với việc xuất hiện mùi hôi tanh trên da gây khó chịu cho thú và cả chủ nuôi. Hơn nữa, một số giống nấm kí sinh trên chó cũng có thể gây bệnh nấm trên da và tóc của người.
Các loại ký sinh trùng da như ve, ghẻ, bọ chét, rận kí sinh và hút máu gây tổn thương da và lông. Làm con vật ngứa ngáy, khó chịu.
Những trường hợp nặng gây nhiễm trùng da, có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu do ngoại ký sinh, da tổn thương, lở loét. Dễ bị phụ nhiễm vi khuẩn khiến tình trạng nặng hơn.

5. Chó mèo ăn gì để mượt lông?

Chế độ dinh dưỡng là 1 trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng lông của mèo. Muốn mèo có bộ lông đẹp óng mượt, nguồn dinh dưỡng từ thức ăn hằng ngày sẽ là một trong những yếu tố tiên quyết. Theo nghiên cứu gần đây cho thấy, trên mỗi 2.5cm da của mèo có khoảng 130.000 sợi lông. Lông mèo có nhiều chức năng như cung cấp dữ liệu cảm quan, cân bằng nhiệt cho cơ thể, giúp mèo con không quá nóng, quá lạnh, bảo vệ chúng trước mưa to, gió lớn hay các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Tổng hợp bí kíp chăm sóc da và lông cho chó mèo
Chó mèo ăn gì để lông bóng mượt

Quan sát tình trạng lông của mèo, bạn có thể nhận biết được tình trạng sức khỏe của chúng. Hơn nữa, mèo có thể hấp thụ Vitamin D thông qua việc liếm lông.

Muốn mèo con có bộ lông, da và cơ thể khỏe mạnh, bạn cần có chế độ ăn uống cân bằng. Thức ăn cho mèo phải bao gồm đầy đủ Carbohydrate, Protein, chất béo giống như con người. Nếu không đủ chất dinh dưỡng lông mèo sẽ yếu và dễ rụng và mắc các chứng bệnh liên quan đến lông và da.

Dinh dưỡng cho chó cũng vô cùng quan trọng, dưỡng hưởng trực tiếp tới sự phát triển của chó cưng, trong đó bao gồm cả da và lông. Khẩu phần ăn thiếu protein, vitamin A, Vitamin E, Acid béo,… sẽ làm cho da lông xơ xác, dễ gãy.

>>> Tham khảo Pate cá Collagen và Gà collagen: Giải pháp mượt lông cho chó mèo

  • 2 dòng sản phẩm được bổ sung collagen từ da heo, lượng collagen dồi dào có trong pate cá collagen và gà collagen chính là chìa khóa cho lớp da khoẻ và bộ lông mượt mà của mèo.
  • Có thể nói, Collagen giống như huyết thanh của da và lông ở chó mèo, collagen giúp phục hồi và điều trị từ gốc đến ngọn cho những bộ lông khô, xơ, gãy do tác động của môi trường khắc nghiệt và chế độ dinh dưỡng kém
  • Nguyên liệu tươi ngon, không dùng phế phẩm, chất độn, phụ gia, hạn chế tối đa những chứng bệnh nguy hiểm ở mèo như gan, sỏi thận, viêm ruột,..
  • Sản phẩm thích hợp dành riêng cho mèo bị rụng lông, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, kích thích vị giác cho mèo, nuôi dưỡng lông chắc khỏe và giảm tối đa tình trạng rụng lông

6. Chăm sóc móng mèo như thế nào là đúng cách

Trên bàn chân mèo có rất nhiều tuyến tiết ra pheromone khi cào. Việc đánh hơi được mùi pheromone của mình ở khắp nơi trong nhà sẽ giúp mèo thấy thư giãn hơn.

Trong tự nhiên, mèo thường cào móng vào thân cây hoặc một số bề mặt khác để duy trì bộ móng của mình. Tuy nhiên, khi trở thành mèo nhà, được nuôi ở trong nhà, mèo khó có cơ hội đó.

Vậy nên, việc cắt móng cho mèo đúng cách cũng chính là bạn đang giúp mèo chăm sóc bộ móng của mình. Ngay cả khi mèo được trang bị bàn cào giấy hay trụ cào thì bé vẫn cần được cắt móng.

Tổng hợp bí kíp chăm sóc da và lông cho chó mèo
Chăm sóc móng mèo như thế nào là đúng cách
  • Bao lâu thì nên cắt móng cho mèo một lần?

Tần suất cắt móng mèo phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: mức độ vận động, khả năng mèo có cơ hội để cào móng, độ tuổi và một vài yếu tố khác liên quan.

Ví dụ như trường hợp một bé mèo lớn tuổi. Khi mèo già đi, chúng không thể cào móng nhiều do cơ bắp suy giảm và cơ thể không có nhiều năng lượng. Điều này khiến móng mèo dài nhanh hơn và cần được cắt thường xuyên hơn một chút.

Nếu bé là một em mèo khỏe mạnh, bạn có thể cắt móng ở 2 chân trước của mèo 2 lần một tháng, mỗi lần cách nhau 15 ngày hoặc lâu hơn một chút. Hai chân sau chỉ cần cắt mỗi tháng một lần là đủ.

Nếu trong nhà bạn có đặt trụ cào móng hoặc bàn cào móng bằng giấy cho mèo thì thời gian có cắt móng có thể kéo dài ra hơn. Chỉ cần bạn để ý thói quen của mèo, bạn sẽ biết được bao lâu thì mèo cần cắt móng.

Một mẹo nhỏ để bạn đoán biết thời điểm thích hợp cho việc cắt móng mèo chính là lắng nghe âm thanh khi mèo đi trên sàn. Móng mèo quá dài sẽ tạo ra âm thanh khi mèo di chuyển, đó chính là lúc mèo cần được cắt móng.

  • Nếu bạn không cắt móng mèo thì sao?

  • Móng sẽ phát triển quá mức và mèo không thể thu gọn móng.
  • Móng dài ra có thể đâm vào đệm thịt và gây thương tích nghiêm trọng cho chân mèo.
  • Móng dễ bị mắc vào vải và gây thương tích cho mèo khi di chuyển.
  • Móng mèo dài chứa nhiều vi khuẩn hơn và khiến thương tích trầm trọng hơn nếu mèo vô tình cào trúng người.

7. Mèo nôn ra búi lông là dấu hiệu gì?

Vì sao mèo nôn búi lông?

Mèo là loài động vật rất mê sự sạch sẽ. Vì thế chúng dành hàng giờ mỗi ngày để tự liếm lông làm sạch cơ thể. Điều này sẽ chẳng có gì đáng nói nếu cấu tạo lưỡi của mèo không đặc biệt đến thế.

Tổng hợp bí kíp chăm sóc da và lông cho chó mèo
Mèo nôn ra lông là dấu hiệu gì?

Nếu để ý, bạn có thể lấy trên lưỡi mèo có các nướu gai màu trắng mọc hướng vào trong họng mèo.

Những nướu gai này đóng vai trò như một chiếc lược chải lông khi mèo liếm láp cơ thể. Tuy nhiên, do mọc hướng vào trong nên những sợi lông rụng, lông chết một khi đã dính vào lưỡi mèo thông qua động tác liếm sẽ theo đó vào dạ dày mèo. Chúng không thể tự gỡ lông rụng ra khỏi lưỡi được.

Mặt khác, cấu trúc chính của lông mèo chính là keratin, rất khó tiêu với mèo. Vì vậy, sau khi bị nuốt phải, đa phần lượng lông này sẽ ra ngoài nguyên vẹn hình dáng qua đường tiêu hóa. Số còn lại sẽ ở yên trong dạ dày mèo và dần tích tụ thành một khối gọi là búi lông. Lúc này, dạ dày của mèo sẽ tạo những kích thích để loại bỏ “dị vật” này bằng cách khiến mèo nôn búi lông ra ngoài.

Búi lông có nguy hiểm với mèo hay không?

Tuy không quá nguy hiểm nhưng trong một vài trường hợp như khi mèo nuốt phải một lượng lông rụng quá lớn có thể gây tắc ruột mèo, thậm chí sẽ khiến mèo tử vong. Bên cạnh đó sẽ chẳng mấy dễ chịu khi mèo nôn búi lông.

Cách phòng ngừa và hỗ trợ mèo đào thải búi lông

  • Chải lông cho bé thường xuyên
  • Bổ sung chất xơ bằng cách cho mèo ăn cỏ lúa mạch.

Chất xơ có trong cỏ lúa mạch giúp hệ tiêu hóa của mèo làm việc tốt hơn.

Sử dụng các loại gel hoặc sản phẩm giúp mèo tiêu búi lông.

Bổ cung collagen cho lông mèo chắc khỏe, hạn chế gãy rụng.

8. Có nên cắt tỉa móng chân cho chó?

Bạn cần phải cắt móng cho chó bởi móng của chó không giống con người. Móng ở chó là dạng móng đeo, nghĩa là ngón cái cong vòng lại như hình tròn, móng chân quá dài có thể khiến chó đi lại khó khăn.

Móng phát triển dài mà không được cắt tỉa sẽ đâm sâu vào thịt, gây đau đớn ở chó, thậm chí có thể gây chảy máu dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng.

Khi móng của chó tiếp xúc với mặt đất cứng, bề mặt cứng sẽ đẩy móng trở lại và gây đau cho chó và điều này có thể gây áp lực lên tất cả các khớp ngón chân của chó.Móng dài cũng có thể khiến cho chó dễ bị gãy hoặc rách móng.

Tổng hợp bí kíp chăm sóc da và lông cho chó mèo
Có nên cắt tỉa móng cho chó?

Cắt tỉa móng cho chó như thế nào là đúng cách?

  • Bước 1: Đặt chó lên 1 chiếc bàn ngang tầm bạn trong tư thế thoải mái nhất.
  • Bước 2: Nên bắt đầu từ 2 chân sau của chó. Bạn đẩy nhẹ mu bàn chân chó lên để phần móng lộ ra. Nghiêng mũi kìm khoảng 45 độ và cắt bỏ hết phần móng bị thừa ra. Bạn bấm kìm nhẹ nhàng nhưng dứt khoát để tránh làm gãy móng chó. Bạn cần cắt cẩn thận tránh cắt vào da thịt.
  • Bước 3: Sau khi đã thực hiện cắt xong thì bạn sử dụng cây giũa mài lại phần móng nhằm làm giảm độ sắc của móng. Có thể cho chó bánh thưởng sau khi cắt móng

9. Nguyên nhân khiến lông thú cưng xơ rối

Da thú cưng mỏng hơn và nhạy cảm hơn so với da người. Chúng dễ bị tác động bởi những nguyên nhân bên trong cơ thể và từ ngoài môi trường gây nên các bệnh về da. Các bệnh về da của chó mèo tuy không gây tử vong cao nhưng là những bệnh phức tạp dễ lây nhiễm, khó điều trị.

Tổng hợp bí kíp chăm sóc da và lông cho chó mèo
Nguyên nhân khiến lông thú cưng xơ rối

Do chế chăm sóc và dinh dưỡng

▪ Cụ thể như không vệ sinh da, lông cho thú cưng, không vệ sinh môi trường nơi chó ở là yếu tố mở đường để nấm, ký sinh trùng và vi khuẩn phát triển.

▪ Chải lông cho Boss bằng dụng cụ không thích hợp gây trầy xước da. Hoặc do sử dụng sữa tắm cho thú cưng không phù hợp gây kích ứng da. Ở những vùng ôn đới, nếu tắm thường xuyên sẽ làm da mất độ ẩm, dẫn đến khô da và lông xơ xác.

▪ Mặt khác, ở những vùng nhiệt đới, nhiệt độ và ẩm độ cao. Nếu chó mèo không được tắm định kỳ theo thời gian khuyến cáo và sấy lông đúng cách sẽ làm cho ẩm độ da quá cao, da dễ bị nấm cũng như các loại ký sinh trùng và vi khuẩn tấn công.

▪ Dinh dưỡng cho thú cưng vô cùng quan trọng. Ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của Boss cưng, trong đó bao gồm cả da và lông. Khẩu phần ăn thiếu protein, vitamin A, Vitamin E, Acid béo,… sẽ làm cho da lông xơ xác, dễ gãy.

Do khí hậu và yếu tố ngoại cảnh khác

▪ Ở Việt Nam, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm là một bất lợi cho người nuôi thú cưng. Vì đây là điều kiện thích hợp để các tác nhân khác dễ dàng xâm nhập tác động đến Boss. Nhiệt độ và ẩm độ cao thường khiến các tuyến bã nhờn nằm dưới da tăng hoạt động. Làm cho bộ lông chó mèo trở nên ẩm ướt, bết dính lại với nhau đồng thời dính luôn cả những bụi bẩn, nấm mốc, kí sinh trùng và vi khuẩn. Chính vì vậy, một số giống chó, mèo nhập khẩu về Việt Nam cần có chế độ chăm sóc lông thú cưng đặc biệt.

Do rối loạn bên trong cơ thể và các yếu tố di truyền

▪ Sự rối loạn chức năng vỏ tuyến thượng thận, sự thiểu năng tuyến giáp làm mất cân bằng hormone, hội chứng Cushing làm chậm hoặc ngăn sự phát triển của lông. Làm cho bộ lông trông thưa và mỏng hơn. Suy giảm miễn dịch hoặc một số bệnh do di truyền gây sừng hóa mô biểu bì.

▪ Chó, mèo thường thay lông theo mùa. Mỗi năm 1 – 2 lần. Lông rụng quá nhiều, hoặc có chỗ hói trên da là dấu hiệu cảnh báo một loạt các vấn đề của chó mèo. Có nhiều nguyên nhân khiến chó bị rụng lông. Có thể do vấn đề sinh lí và các khối u, stress hoặc căng thẳng. Hãy hỏi ý kiến chuyên gia khi chó mèo có nhiều dấu hiệu bất thường.

Do nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn

▪ Các giống nấm như Aspergillus, Candida, Microsporum, Trichophyton, Epidermophyton… là nguyên nhân quan trọng làm cho bộ lông trở nên xơ xác, dễ rụng, dễ gãy. Cùng với việc xuất hiện mùi hôi tanh trên da gây khó chịu cho thú và cả chủ nuôi. Hơn nữa, một số giống nấm kí sinh trên chó cũng có thể gây bệnh nấm trên da và tóc của người.

▪ Các loại ký sinh trùng da như ve, ghẻ, bọ chét, rận kí sinh và hút máu gây tổn thương da và lông. Làm con vật ngứa ngáy, khó chịu. Những trường hợp nặng gây nhiễm trùng da, có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu do ngoại ký sinh, da tổn thương, lở loét. Dễ bị phụ nhiễm vi khuẩn khiến tình trạng nặng hơn.

Chính vì thế, xác định nguyên nhân gây lông Boss xơ rối góp phần vô cùng quan trọng để giải quyết triệt để vấn đề này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *